Lịch sử cà phê Việt Nam là một phần quan trọng của ngành nông nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia. Cây cà phê đầu tiên trong lịch sử du nhập cây cà phê vào Việt Nam được người Pháp mang vào những năm 1857. Cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau lúa gạo), và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới. Cùng Digi Coffee chia sẻ những kiến thức thú vị về lịch sử hình thành cây cà phê ở Việt Nam trong bài viết dưới đây.
1. Khởi sự của cây cà phê Việt Nam
Lịch sử cà phê Việt Nam không thể thiếu sự góp mặt của Arabica (Coffee arabica), đây là một trong những loại cây cà phê đầu tiên, được mang vào Việt Nam vào năm 1857 thông qua sự giới thiệu của các linh mục công giáo người Pháp. Các giống cây này đã được thử nghiệm và trồng tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau đó, cây cà phê Arabica đã lan rộng sang một số tỉnh miền trung như Quảng Trị và Quảng Bình. Cuối cùng, những nỗ lực này đã đưa cây cà phê đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Khi thời gian trôi qua, người ta mới nhận ra rằng Tây Nguyên, với đất đai và khí hậu phù hợp, là nơi lý tưởng nhất để trồng cà phê.
Vào năm 1908, người Pháp đã giới thiệu hai loại cà phê mới đến Việt Nam, đó là Robusta (Coffea canephora) và Excelsa (Coffea excelsa). Không chỉ dừng lại ở đó, người Pháp tiếp tục thử nghiệm và giới thiệu nhiều giống cà phê khác từ Congo vào khu vực Tây Nguyên, và sự phát triển đáng kể của ngành cà phê ở khu vực này. Qua những thời kỳ khó khăn và cuộc chiến tranh, ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam đã tồn tại, mặc dù tốc độ phát triển chậm và sản lượng thấp.
Cho đến năm 1986, diện tích dành cho sản xuất cà phê trên toàn quốc chỉ khoảng 50.000 ha và sản lượng cà phê đạt 18.400 tấn (tương đương với hơn 300.000 bao cà phê 60 kg). Tuy nhiên, từ đó ngành cà phê Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng ấn tượng, trở thành một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng và chất lượng ngày càng cải thiện.
Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cây cà phê cà phê chè (Arabica) không cho kết quả mong muốn vì dễ bị tấn công bởi sâu đục thân (xylotrechus quadripes) và nấm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại. Cà phê vối (Robusta) thì không phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu cầu sinh thái của cây này. Chỉ có cà phê mít (Excelsa) sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp. Và lúc đó có chuyên gia nước ngoài đã khuyến cáo không nên trồng cà phê chè ở Việt nam và chỉ trồng cà phê vối ở phía nam và cà phê mít ở phía bắc (Chatot – cây cà phê ở Đông Dương -1940).
Trong giai đoạn những năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt nam, có hàng chục nông trường trồng cà phê, và trồng cả 3 loại cây cà phê chè, vối, mít. Tình hình phát triển của cà phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc.
2. Công cuộc cải cách và bước nhảy vọt mà sản lượng
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Việt Nam đối mặt với một tình hình khó khăn về mọi mặt, bao gồm kinh tế, chính trị và xã hội. Các chính sách kinh tế áp dụng trước đó, được sao chép từ mô hình Liên Xô, không còn phù hợp với thực tế và tình hình nội tại của đất nước tại thời điểm đó. Một trong những ví dụ điển hình cho sự kém hiệu quả của mô hình kinh tế trước đó là hệ thống nông nghiệp tập thể.
Vào năm 1986, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã quyết định thực hiện một “cú quay đầu” lớn về chính sách kinh tế. Đây được xem như một bước quan trọng và đầy rủi ro trong việc thay đổi cách tiếp cận kinh tế của quốc gia. Trong bối cảnh này, cây cà phê cũng đã trải qua một giai đoạn thay đổi quan trọng trong việc phát triển và quản lý. LH-XN-CPVN được sự hỗ trợ của các Bộ nông nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Tây nguyên, duyên hải miền Trung và Đông nam bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cùng với chính sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế đang lên cao lúc đó làm thay đổi lịch sử cây cà phê ở Việt Nam lúc bây giờ.
3. Cà phê Việt sau hơn thập kỷ
3.1 Trái lành quả ngọt của ngành cà phê Việt
Với mức trung bình khoảng 2,3 tấn / ha, năng suất cà phê của Việt Nam cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia sản xuất cà phê nào khác trên thế giới. Việt Nam đã tạo ra một thương hiệu độc đáo về canh tác “Robusta cường độ cao”, vì cây “rô” cho năng suất hạt trên một ha nhiều hơn Arabica, điều này cho phép Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất cà phê có năng suất cao nhất. Đồng thời, qua đó còn thúc đẩy lợi nhuận cho nông dân trồng cà phê, vì nhiều nông dân Việt Nam thu hoạch trên 3,5 tấn mỗi ha.
3.2 Chìa khóa thành công của cà phê Việt
Chìa khóa thành công của cà phê Việt Nam là tập trung vào các giống Robusta. Robusta có mức giá thấp hơn so với người anh em của nó – Arabica. Tuy nhiên, Robusta dễ trồng hơn nhiều vì chi phí sản xuất thấp hơn so với Arabica và khả năng kháng nhiều loại sâu bệnh ảnh hưởng đến Arabica. Ngoài ra, phân bón và nước đầu vào có thể thay đổi để ảnh hưởng đến năng suất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, trong khi sức khỏe của cây Arabica có thể bị tổn hại đáng kể do thay đổi mạnh mẽ của đầu vào – theo ICO.
4. Loại cà phê nào được trồng phổ biến tại Việt Nam?
Theo dõi tới đây của bài viết thì ắt hẳn bạn cũng biết trong lịch sử cà phê Việt Nam loại cà phê được trồng phổ biến là Cà phê chè (Arabica) ,Cà phê Vối (Robusta) và một phần nhỏ là Cà phê Mít (Liberia ).
4.1 Cà phê chè Arabica
Sở dĩ có tên gọi này vì cây cà phê chè Arabica có lá nhỏ và khi trồng người ta thường hãm ngọn cho cây mọc thấp như cây chè xanh, mật độ trồng cũng dày hơn so với cà phê vối.
Đây là loại cà phê chiếm 61% trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới. Lịch sử hình thành cây cà phê ở Việt Nam do cây không phù hợp về thổ nhưỡng và khí hậu nên diện tích trồng chỉ khoảng 10% trên tổng diện tích canh tác cà phê, chủ yếu tập trung ở vùng cao, có khí hậu lạnh như một số tỉnh vùng cao phía bắc và một vài khu vực nhỏ ở Lâm Đồng, Đắk Lắk.
4.2 Cà phê Vối (Robusta)
Như đã thông tin, nước ta là nước xuất khẩu cà phê vối đứng đầu thế giới. Sở dĩ như vậy vì đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa, độ cao 10m… Phần lớn các vùng trồng cà phê của Việt Nam chỉ thích hợp cho loài cà phê này.
Cà phê vối có tên khoa học là Coffee Robusta hoặc Coffea Canephora. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2 – 4%, trong khi ở cà phê chè chỉ khoảng 1 – 2%.
4.3 Cà phê Mít (Liberia)
Cà phê mít có lá to như lá mít, tên khoa học là Coffea liberica hoặc Coffea excelsa . Cây sinh trưởng mạnh thích hợp với nhiều loại khí hậu, có thân, lá và quả to. Chịu hạn tốt, tuy nhiên năng suất kém, có vị chua nên không được ưa chuộng. Chủ yếu dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê ghép.
5. Mua Cà phê rang xay chế biến cà phê rang xay nguyên chất chính hãng ở đâu?
Bạn đang muốn tìm một địa chỉ uy tín cung cấp cà phê nguyên chất. Đến với Digi Coffee không thể phủ nhận đây là một trong những thương hiệu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối cà phê nguyên chất, mua sản phẩm tại Digi Coffee với nhiều ưu đãi hấp dẫn dưới đây:
- Cà phê rang xay nguyên chất 100%.
- Hương vị cà phê tự nhiên không pha tạp.
- Không dung lượng chất BVTV.
- Chính sách hỗ trợ phí vận chuyển trong bán kính nội thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là những thông tin về lịch sử cà phê Việt Nam hy vọng bài viết này của Digi Coffee sẽ giúp bạn có thêm kiến thức phong phú về cà phê. Bạn có nhu cầu hỗ trợ tư vấn cà phê rang xay nguyên chất truy cập website Digi Coffee hoặc liên hệ hotline 0386763682 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 5 đường A, phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://digicoffee.com.vn/
- Email: digicoffee.infor@gmail.com
- Hotline: 0386763682
- Facebook: https://www.facebook.com/digicoffeevietnam